kaitou.me_abkqej.jpg

Chapter 1 - AQ: Adversity Quotient: science of resilience

2022-07-04

Con đường tìm hiểu nâng cao AQ bản thân :3 AQ: Chỉ số vượt khó/chỉ số nghịch cảnh: hay còn gọi là thước đo khả năng bạn vượt qua giai đoạn khó khăn trong cuộc sống mà không “losing your mind”

Có tới khá nhiều dạng trí tuệ để đánh giá mức độ tăng trưởng tư duy của con người nhưng chắc sẽ nhắc tới 4 loại chính:

  • IQ: Intelligence Quotient - chỉ số thông minh
  • EQ: Emotional Quotient - chỉ số thông minh cảm xúc
  • AQ: Adversity Quotient - chỉ số vượt khó
  • PQ: Passion Quotient - chỉ số đam mê

Mà ở bài bắt đầu cho blog chắc sẽ chọn về loại chỉ số mình vừa mới tìm kiếm được mấy hôm trước “AQ - Adversity Quotitent” - Chỉ số vượt khó/chỉ số nghịch cảnh: hay còn gọi là thước đo khả năng bạn vượt qua giai đoạn khó khăn trong cuộc sống mà không “losing your mind”

Sau khi tìm ra chỉ số này thì mình tự cho rằng 3 chỉ số IQ, EQ và AQ quyết định khá nhiều tới cuộc sống của một cá nhân. Khi mà chỉ số IQ là cố định thì chỉ số AQ sẽ đóng một vai trò khá quan trọng, chỉ số này quyết định hạnh phúc và sự trưởng thành của bản thân, dựa trên cách phản ứng trước những khó khăn này.

Hiểu cách một người phản ứng với giai đoạn khó khăn rất hữu ích trong việc dự đoán được khả năng chịu đựng, năng lực tinh thần, sự kiên trì cũng như thấy được mức độ nhanh hay chậm khi thích ứng với sự thay đổi của họ

Người sở hữu AQ cao sẽ là người có sự can đảm, luôn phân tích tình hình với mong muốn kiểm soát tình hình ở một mức độ nhất định, sẽ luôn nghĩ đó là “trạng thái tạm thời” và nó sẽ qua đi do đó họ sẽ tiếp tục lựa chọn “chiến đấu” để nhanh chóng vượt qua giai đoạn tạm thời đó và quá trình phục hồi của họ diễn ra sẽ tương đối nhanh.

AQ là chỉ số có thể cải thiện bằng cách trau dồi thực hành, cách thực hiện này hơi giống một chút trong “problem-solving” bởi problem solving là một trong các skill để cải thiện chỉ số AQ :3

  1. Hãy dành “1 phút” để phân tích tình hình.
    Hôm rồi mình có đọc một cuốn sách nói về việc cơn giận dữ sẽ đến trong 6s kể từ lúc có xuất hiện yếu tố gây ra sự giận dữ, vì vậy để kiểm soát hãy hít thở liên tục trong 6s nhé =)) để đưa cơ thể về trạng thái bình thường
  2. Đừng sợ mắc sai lầm và để nỗi sợ thất bại ảnh hưởng tới quyết định
    Việc này mình đã được trải nghiệm rất rõ ràng này, là một người nghĩ rất nhiều nhưng luôn có nỗi sợ và nhiều việc nó luôn mãi nằm ở trong đầu :D, cơ mà đoạn này để kểu sau vậy ạ 😽
  3. “Reach out for feedback”
    Việc tự cô lập bản thân và đấu tranh trong im lặng không phải là một giải pháp tối ưu, đặc biệt trong khi năng lực nhận thức bản thân chưa phải ở mức độ tốt. Điều đó không có nghĩa là mình nghe mọi ý kiến từ người khác, mà ở đây sẽ cần lựa chọn người để mình nghe feedback quá trình này giúp gợi mở nhiều góc nhìn và nâng cao năng lực tư duy nhận thức của bản thân và giúp phá vỡ kiểu phản ứng thụ động khi gặp các vấn đề khó khăn. Cách này mình áp dụng khá nhiều và đa dạng hoá đối tượng nhận feedback để không bị bias nữa 😀
  4. Có niềm tin
    Haha, cái này mình nghĩ mình cũng tốt phết nè =))) Việc có niềm tin rằng mọi khó khăn đều có lý do để xuất hiện trong cuộc đời mình, việc căng thẳng lo lắng và mất niềm tin sẽ mất khả năng phán đoán tình hình, đặt niềm tin vào bản thân mình để có thể giảm áp lực trong việc tìm ra giải pháp phù hợp 😽

yotsuba

Phần lý thuyết có vẻ hơi dài dòng nhỉ, giờ sẽ quay về câu chuyện của bản thân cho nó trực quan sinh động

Nhớ có lần mình từng đọc một câu hỏi trong phỏng vấn hay dạng bài tâm lý gì đó thôi đại loại là “Kể về một khó khăn trong cuộc sống của bạn mà bạn nhớ nhất” Lúc nghe thế, mình luôn nghĩ chả có khó khăn gì, mà đúng là chả có khó khăn gì thật. Có thể trong phạm vi ảnh hưởng khi nhận câu hỏi đó, không còn gì có thể khó khăn với bản thân, mức độ mình ghi nhận đó là “sự khó khăn” chính là thể hiện cho mức độ ảnh hưởng của vấn đề đó tới bản thân mình

Khi mình thấy không còn khó khăn, không có nghĩa là nó “chưa từng khó khăn”

Cá nhân mình tự chia thành 2 dạng khó khăn chính

  • Khó khăn do tự bản thân mình sinh ra: những dạng áp lực, những bế tắc do khả năng mình chưa lý giải và xử lý được dẫn tới bản thân bị stuck
  • Khó khăn do tác động từ ngoại cảnh: có thể là các yếu tố về sức khoẻ, công việc hay con người cụ thể, trọng dạng khó khăn này sẽ có những khó khăn mà nó là vốn dĩ như thế, không thay đổi được ngoài việc xử lý bản thân để chấp nhận

Có lẽ tính ra mình cũng là một người may mắn và hạnh phúc bởi lẽ: mình luôn biết rõ mình thích gì, muốn gì và có thể làm gì, có đam mê và sở thích khá rõ ràng.

Quay về việc mình từng nghĩ không có sự kiện khó khăn gì với bản thân, bởi từ bé tới lớn có một cuộc sống khá yên bình, bố mẹ gia đình xã hội không có gì áp lực lên bản thân mình, hoặc có thể mình đã tự tạo được ngưỡng mà những tác động đó được phép ảnh hưởng tới mình.

Nhưng nếu nhìn lại thì mình cũng gặp khó khăn do chính bản thân tự sinh ra khá nhiều, quãng thời gian đó kéo dài có khi tới cả năm, bởi khi đó mình luôn mắc kẹt trong những suy nghĩ của bản thân, có thể nghĩ 7749 loại khả năng nhưng nó luôn mãi mãi tồn tại “ở trong đầu” mà không được nói ra, sau đó điều mình nhận ra và thay đổi đấy là, nếu mọi thứ cứ mãi ở trong đầu mình thì thực tế nhìn từ ngoài vào mình vẫn đang đứng im ở đó không có gì thay đổi. Vậy nên “Nghĩ nhiều + không hành động = không làm gì cả” Mà khi mình không làm gì cả thì thời gian vẫn trôi đi, nghĩ tới thứ trôi đi không lấy lại được đấy làm thay đổi hành vi của mình, mặc dù cũng không phải ngay lập tức, nhưng bắt đầu dần dần bằng việc học cách “make decision”. Tính đến bây giờ nhìn lại và tự nghĩ là bản thân cũng đi được một đoạn đường trong việc học cách make decision dựa trên lý trí. Một trong những quote mà tác động nhiều tới mình

"Whichever path you choose, there are always lingering thoughts of the road not taken. That’s why there are no choices without regrets, and no one right answer to life. All you can do is believe that the road you’ve chosen is the right answer, and turn it into the right answer. The right answer to life is to believe that you don’t regret your past choices and live on'’

Nên thay vì cứ chỉ để nó là suy nghĩ ở trong đầu vì chưa biết như thế nào là tốt thì ngồi chọn một phương án khả dĩ nhất và thực thi thôi 😽

Khó khăn tác động từ ngoại cảnh, có những khó khăn dạng sinh lão bệnh tử, dạng điều hiển nhiên sẽ tồn tại trên cuộc đời này thì phải tự trấn an bản thân và làm từng bước theo các công thức đã có sẵn

2 năm trước mình cũng có một quãng thời gian luẩn quẩn trong sự khó khăn về bệnh tật, kiểu cứ chán chán không biết làm sao cho hết chán rồi quay sang ảnh hưởng tới nhiều vấn đề xung quanh. Thực ra lúc đó quan trọng là tìm được một bác sĩ trấn an được tâm lý cho mình, không kỳ vọng nó đỡ hoàn toàn nhưng có lộ trình rõ ràng thì cứ như vậy mà bám theo, nên với những dạng khó khăn mà mình không kiểm soát được gì ngoài việc làm theo hướng dẫn từ những người có chuyên môn thì việc cần làm nhất là phải TIN, rồi từ từ cũng khỏi, sau đó tay chân lành lặn lại đi tắm biển được bình thường đây nè =))))

Với dạng khó khăn cũng tác động từ ngoại cảnh nhưng là tác động từ người khác, gần như mình chưa từng gặp bao giờ bởi lẽ mình luôn có một vòng tròn trong các mối quan hệ của mình, vòng tròn này khá hẹp, bước chân vào vòng tròn đó đồng nghĩa với những nhận xét, quan điểm, những hành động từ các cá nhân đó ảnh hưởng được tới mình.

Bản thân mình kiểm soát cho vòng tròn đó rất chặt từ bé tới giờ, gần như luôn nghe nhưng chỉ mang ý nghĩa tham khảo một cách rất tương đối, rất ít người có giá trị định hướng hành vi và quyết định của bản thân mình. Có lẽ tin vào bộ lọc của bản thân khá chặt chẽ mà đã bỏ qua các biến số không phải lúc nào cũng ổn định 😀 nên khó khăn đang gặp phải của bản thân mình đang cố biến nó từ loại khó khăn số 2 về khó khăn dạng số 1, tức là deal với nó như thế cách mình fix góc nhìn của bản thân, học cách chấp nhận những thay đổi thực tế vẫn luôn xuất hiện như thế trong cuộc sống. Việc thừa nhận mình đang gặp phải một trạng thái "khó khăn" cũng là một sự khó khăn với bản thân, vì mình sợ nhận sự thương hại từ người khác mặc dù có thể từ mọi người không hề có ý đó, nhưng những cụm từ kiểu "cứ buồn đi", "không được thể hiện sự yếu đuối", hay là "cố lên" thực ra còn áp lực hơn rất nhiều :3

Khi đưa nó về dạng khó khăn loại 1, mình sẽ tìm các cách thức để điều tiết bản thân, ví dụ như ban đầu sau khi đã xử lý bằng các quyết định cần tương tác với người khác xong xuôi rồi, phần còn lại là xử lý tâm lý của bản thân. Mình đã lựa chọn:\

  1. Đặt quy tắc thời gian suy nghĩ vớ vẩn không mục đích hay những cảm xúc như buồn đau khóc lóc phải giảm dần từng ngày, kiểu ngày 1 được x giờ thì ngày hôm sau chỉ được 80%.x giờ thôi. Tuy hơi khó một chút nhưng cố gắng cũng kha khá

  2. Định nghĩa cảm xúc ở thời điểm hiện tại của mình là gì? Buồn/đau/khó chịu/ấm ức.... vân vân và mây mây rồi tìm các hành động để sinh ra cảm xúc triệt tiêu các cảm xúc không mấy tốt đẹp cho mental health kia

    Mình sử dụng wheel này để định nghĩa cảm xúc của bản thân, các mẹ có thể sử dụng để khi nói chuyện với con trẻ nè

    human emotion

  3. Lựa chọn hoạt động thể thao cho một trái tim và cơ thể khoẻ mặn, một trong những hoạt động gần đây là mình đạp xe đó các bạn, nếu chạy hay các môn thể thao nào đó khác mình cần tập trung nhiều hơn thì đạp xe dễ chịu hơn rất nhiều. Việc duy nhất mình cần suy nghĩ lúc đó là giữ thăng bằng thôi, đợt đầu mình chọn đạp một mình, đạp không xác định điểm đến, không xác định route là gì, chỉ có rẽ trái hay rẽ phải tuỳ thuộc và thời điểm đường đi lúc đó đông vắng như thế nào. Và nó đã work khá tốt ạ

danbo

Có thể mọi người quen với hình ảnh vui tươi nham nhở của mình xưa nay nên nếu có bắt gặp việc mình ở một trạng thái không tốt lắm thì hãy thông cảm cho người lần đầu giải một bài toán khó đối với bản thân, dạng bài này chưa gặp bao giờ nên đang học tập để lấy kinh nghiệm nhé ạ 😽

Bài học kinh nghiệm rút ra là phải nhạy bén với sự thay đổi của biến số hơn, sẵn sàng với sự biến đổi và coi nó là "điều bình thường" =)))

heart_brain

Hy vọng sau này đọc lại để nhận ra rằng ồ hoá ra cũng có khó khăn này á, kiểu khi đó nó không còn đủ ảnh hưởng tới mình để nghĩ rằng đó là một khó khăn nữa 😽

Viết ra bài này vì mình vẫn đang đi tìm cách để phát triển thêm AQ, không chỉ mỗi bản thân, mà tin rằng với mỗi người xung quanh có AQ tốt, thì cuộc sống bản thân cũng sẽ tốt lên, khi ở cạnh một người IQ, EQ, AQ cao thì hẳn những thứ tác động lên bản thân mình sẽ là những thứ tích cực nhiều hơn là tiêu cực =)))

Việc định nghĩa như thế nào là trưởng thành không phải ở bạn bao nhiêu tuổi, hay đã đủ các tiêu chí nhà lầu xe hơi.. Mà với mình nó nên là việc hành động và quyết định của bản thân ít nhất không làm cho mọi thứ tốt lên thì cũng không gây tổn hại tới ai cả. Chính vì vậy bài này được gán tag "grown up" vì chặng đường "trưởng thành" chắc sẽ không bao giờ ngừng nghỉ, luôn tìm các giải pháp better vì mình chưa biết như thế nào để gọi là "best" cả :3